XtGem Forum catalog
> >
Truyện ngắn: Cuộc đời của khăn giấy

Truyện ngắn: Cuộc đời của khăn giấy


Đăng: Huy's Sirô
Lượt xem:

Truyện ngắn: Cuộc đời của khăn giấy

Truyện ngắn: Cuộc đời của khăn giấy
Upload: truyenvoz.hexat.com
Đăng: Huy's Sirô
Số phận của mỗi con người đều được gắn liền với một vật nào đó. Các lang băm và nhà giáo biến chất hạnh phúc cả đời với chiếc phong bì gấp tư. Các phóng viên báo lá cải không thể thiếu cái lưỡi dài ngoằng để la liếm khắp ngang cùng ngõ hẻm. Hay đơn giản như thằng Voi còi em họ tôi bị bệnh kiết lị mãn tính, đâm ra không bao giờ dám đi xa khỏi cái nhà vệ sinh quá năm mét.

Truyện ngắn: Cuộc đời của khăn giấy
Tải ảnh gốc

Cuộc đời của khăn giấy full


Thế nhưng có một người không đồng tình với quan điểm này, đó là San San, bạn gái cũ của tôi. Cô ấy là sinh viên trường Điện Ảnh, nên có cách lập luận rất đa chiều.

“Một diễn viên phải đóng rất nhiều vai trong cuộc đời, nên chắc chắn không thể gắn bó cố định với một điều gì được, với một người nào đó thì còn có thể.”

“Một người nào đó?” Tôi nhắc lại với vẻ hoài nghi.

“Đúng thế. Ví dụ như bố mẹ, một người bạn tri kỷ, hay một người yêu dấu mãi mãi không thể quên. Em luôn nghĩ rằng cuộc đời em sẽ không thể thoát khỏi một gã đạo diễn nào đó, người sẽ cho em tấm vé thông hành vào thế giới showbiz. Anh biết rồi đấy, thời buổi này tài năng đến mấy mà không có người chống lưng thì mãn kiếp vẫn chỉ đóng vai xác chết.” San San phân tích, trên môi phì phèo điếu thuốc ra dáng một nữ minh tinh Hollywood.

Giống như hầu hết các cô gái theo đuổi nghệ thuật, San San có một chút bất cần đời kiểu trẻ con, nhưng lại giữ khư khư vài nguyên tắc rất kỳ cục như luôn cất một ít khăn giấy trong túi xách để lau miệng. Cô thà để nguyên cái miệng đầy dầu mỡ về nhà còn hơn dùng khăn giấy của hàng quán. “Chúng được làm từ nhựa trải đường đấy. Đồng bào của chúng ta sẵn sàng đầu độc chúng ta chỉ để tiết kiệm chút tiền mua khăn giấy xịn.” Cô giải thích.

Cô còn một nguyên tắc khác, đó là không đóng vai gái điếm. Trong khi những người bạn học của cô chấp nhận ngủ với cả đạo diễn lẫn nhà sản xuất để được đóng những vai lãng xẹt nhất, thì nguyên tắc này vô tình khiến San San tự đẩy mình thụt lùi trên con đường sự nghiệp. Có lần cô rủ tôi đến phim trường, nơi gã anh họ của cô đang đạo diễn một bộ phim truyền hình, để xin một vai phụ.

“Hey ông anh, có vai nào ngon ngon cho em casting đi.” Cô vỗ vai hắn.

“Còn vai một con phò cao cấp thôi, nhận không?” Gã anh họ cao lêu nghêu, gầy như xác ve khệnh khạng trả lời.

“Lần thứ ba tỷ sáu trăm triệu tôi nhắc lại cho anh nhớ là tôi không đóng vai gái bán hoa.” Cô làm gắt lên, xong ngay lập tức hạ giọng năn nỉ. “Còn vai nào nữa không ông anh?”

“Còn vai người hầu của phò.” Gã đạo diễn lật một lượt danh sách vai diễn rồi nói.

“Phò mà cũng có người hầu sao trời?” Cô gãi đầu thắc mắc.

“Chứ sao, phò cao cấp mà. Hay muốn “quý phái” hơn thì có vai người hầu của phò mã, chồng công chúa Hạt Mít. Anh nể mày lắm mới cho đóng đấy, chứ bao nhiêu đứa đang đánh nhau vỡ đầu để được thử vai đó.” Hắn phẩy tay.

“Thế vai phò mã có ai đóng chưa ạ?”

“Vai đó dành cho nam giới mà.”

“Em hỏi cho bạn trai em cơ.” San San gập tay lại, huých cùi trỏ về phía tôi, đang đứng cách họ vài mét.

Gã anh họ rướn cổ lên, săm soi tôi qua vai San San. Cái nhìn của hắn thô lỗ như đang lựa thịt lợn trên sạp hàng, làm tôi thấy khó chịu.

“Không hợp đâu.” Hắn đáp gọn lỏn và quyết đoán. “Tướng tá thế kia chỉ đóng vai nhạc công thổi kèn saxophone thôi.”

Đó không phải là một câu chế nhạo, rất nhiều người cũng từng nhận xét tương tự. Có lẽ San San nói đúng về chuyện gắn bó với một người nào đó. Dù cho ta có ở rất xa người đó, thì dấu hiệu của họ vẫn rõ nét trên cơ thể và hình thái của ta.

***

Bố tôi là một nhạc công thổi kèn saxophone chẳng mấy tiếng tăm. Suốt cuộc đời, ông chỉ biết đến hai việc: thổi kèn, và chửi rủa lũ thính giả thối tai không đánh giá đúng tài năng của mình. Khi tôi được sinh ra, ông đã rất kỳ vọng rằng thằng con trai duy nhất sẽ nối nghiệp cha. Nhưng rồi căn bệnh xiêm xoang năm ba tuổi đã khiến tôi phải gắn chặt với những chiếc khăn giấy, thay vì tiếng kèn.

Chỉ những ai mắc bệnh viêm xoang mới biết thế nào là khốn khổ khốn nạn. Cái mũi của tôi luôn luôn chực chờ để tuôn ra đủ thứ mật xanh mật đỏ. Mùa hè còn đỡ. Những tháng mùa đông da khô cằn nứt nẻ mà bỗng dưng được “sưởi ấm” bằng dòng nham thạch xanh đỏ tuôn từ mũi xuống nhân trung, qua miệng rồi chảy xuống cằm, thì chẳng khác nào bức tường vôi đang bong tróc lại còn bị hắt acid vào.

Bởi thế trong cặp và túi áo đồng phục của tôi luôn có sự hiện diện của những chiếc khăn giấy. Tôi có thể quên sách vở, quên bữa ăn trưa hay thậm chí là kiến thức, nhưng không bao giờ được phép quên khăn giấy. Nguyên tắc này hoàn toàn không phải là lời nhắc nhở của mẹ tôi, mà tự tôi đã gò ép mình phải như thế. Ngay từ khi còn nhỏ, tôi đã ý thức được việc giữ gìn thể diện và hình ảnh của mình trong mắt công chúng (tức là bạn bè và thầy cô giáo). Lúc nào cũng dãi nhớt bẩn thỉu rõ ràng không phải là một cách hay để gây ấn tượng với người khác.

Tuy vậy, tôi vẫn gây ra sự bực mình cho một số người, cụ thể nhất là bố tôi. Căn bệnh viêm xoang của tôi chẳng những khiến ông sụp đổ tan tành bao nhiêu kỳ vọng, mà còn làm sự nghiệp của ông đi xuống, mặc dù nó chưa từng đi lên. “Ngay cả người nghệ sĩ tài năng như tao cũng không thể bói đâu ra cảm hứng nghệ thuật khi ngày ngày phải sống chung với một thằng ranh đi đến đâu là thải nước mũi như ốc sên đến đấy.” Ông vẫn thường mắng chửi tôi như vậy. Thế rồi vào một ngày đẹp trời, ông bỏ nhà đi, chẳng mang theo gì ngoài vài bộ quần áo và chiếc kèn. Từ đó tôi không bao giờ gặp lại ông nữa.

Tôi cứ tiếp tục lớn lên với hai hàng nước mũi chảy lòng thòng và rất nhiều khăn giấy mang bên mình. Nhiều lúc rảnh rỗi, tôi còn tính xem đã có bao nhiêu cái cây bị đốn, bao nhiêu khí cacbonic được thải ra và bao nhiêu công nhân bị vắt kiệt sức lao động để tạo ra khăn giấy cho tôi dùng cả đời. Thế mà vào năm mười bốn tuổi, tôi bỗng dưng khỏi bệnh.

Nói ra thì thật xấu hổ, ngày tôi hết bệnh cũng chính là ngày tôi biết thủ dâm. Trước đó hai tuần, tôi trải qua cơn mộng tinh đầu tiên. Thủ dâm cũng giống như những con rùa rời khỏi trứng vậy. Rùa mẹ không ghé sát miệng vào quả trứng mà nói rằng “đến giờ rồi các con, phá vỏ ra đi”. Chúng cứ thế mà chui ra thôi. Tương tự như vậy, đến đúng thời điểm là chúng ta tự biết cách thủ dâm, muốn phớt lờ cũng chẳng được.

Rốt cục thì tôi vẫn phải gắn với những chiếc khăn giấy, tuy không quá phụ thuộc như trước. Chẳng biết những người công nhân bị bóc lột và những cây cổ thụ nghìn năm tuổi bị đốn ở Amazon có giận không nếu biết tôi sử dụng khăn giấy vào việc này.

Nhưng một bước ngoặt năm mười bảy tuổi đã khiến tôi thay đổi hoàn toàn quan niệm về những chiếc khăn giấy.

Đó là một buổi chiều đầu thu xa lắc xa lơ của thời học trò đã lùi vào dĩ vãng, mặt trời đang cố xả nốt những tia nắng cuối cùng trước khi quẹt thẻ chấm công và đi về nhà, còn tôi đang lang thang trong sân trường sau giờ học để nghĩ cách thông báo về điểm số be bét cuối kỳ với mẹ tôi mà không bị ăn đòn. Trong hoàng hôn đỏ rực, nàng ngồi trên ghế đá, ôm mặt khóc nức nở. Tiếng khóc nhỏ như tiếng mèo con đòi sữa mẹ, thỉnh thoảng lại đứt quãng bởi cơn nấc cục.

Trang: 123 »
Tags:

Truyện ngắn: Cuộc đời của khăn giấy

,

Truyện ngắn: Cuộc đời của khăn giấy

, Truyện ngắn: Cuộc đời của khăn giấy, Truyện ngắn: Cuộc đời của khăn giấy
Có ích thì xin 1 like nha :)
[ LIKE - DISLIKE ]
vote
/ - phiếu
Cùng Chuyên Mục
Bạn đang xem

Bạn có thể Chia Sẻ bài viết này lên FaceBook
U-ON
Bộ đếm
VỀ TRANG CHỦ
TruyenVOZ.Hexat.Com
Tags: http://truyenvoz.hexat.com/xem
SEO : Bạn đến từ : ....................... .