Disneyland 1972 Love the old s
THIÊN THẦN NHỎ CỦA TÔI
Xuống Cuối Trang

• Truyện: Thiên thần nhỏ của tôi.
- Tác giả: Nguyễn Nhật Ánh.
- Tình trạng: Hoàn thành.
- Post bởi: WapHP.GA

*****

Thế là một lần nữa gia đình tôi lại dọn nhà.
Đây là lần dọn nhà thứ ba trong vòng bốn năm qua.
Thông thường, sự thay đổi chỗ ở liên tục bao giờ cũng kéo theo những phiền phức. Nó làm cho cuộc sống luôn bị xáo trộn và việc ổn định nề nếp sinh hoạt gặp rất nhiều khó khăn.

Vì vậy, người ta thường bắt gặp trên gương mặt đẫm mồ hôi và bụi bặm của những người dọn nhà vô số những nét nhăn nhó, mệt mỏi khiến người nào người nấy trông cứ khó đăm đăm.
Nhưng đó là xét theo lẽ thường. Ngoài lẽ thường ra, cuộc đời còn nhiều lẽ khác nữa. Gia đình tôi thuộc về trường hợp sau. Những ngày dọn nhà đối với chúng tôi là những ngày lễ hội thực sự. Mặt người nào người nấy tươi hơn hớn.
Ba mẹ tôi lúc nào cung xoắn xuýt bên nhau y như hồi mới cưới và luôn miệng bàn bạc và nhắc nhở nhau về những việc cần để mắt trong khi vận chuyển đồ đạc đến chỗ ở mới. Trong những ngày đó, hai người nói chuyện với nhau bằng một giọng dịu dàng hiếm có, với ánh mắt lúc nào cũng long lanh, và thú thật tôi rất sung sướng khi được nhìn thấy ba mẹ tôi với hình ảnh như vậy.
Còn tôi và anh Khánh tôi thì khỏi nói. Chúng tôi lăng xăng sắp xếp đồ đạc, miệng không ngớt ca hát, hò hét và gây gổ trong khi giành giựt nhau từng món đồ chơi nhỏ.

Thật ra, sở thích và trò chơi của hai anh em tôi rất khác nhaụ Anh Khánh tôi mê những trò chơi máy móc tối tân. Anh có riêng một ngăn tủ kiếng chứa những toa tàu lửa chạy pin, những chiếc xe tăng vừa chạy vừa quay nòng đại liên cùng những thứ đồ chơi hiếm hoi tương tự, cái thì do ba tôi, cái thì do những người cùng cơ quan với ba tôi đi công tác nước ngoài mua về làm quà.
So với anh Khánh, sở thích của tôi “quê mùa” hơn nhiều. Gia tài của tôi ngoài bể cá vàng, mấy hộp để đá, còn có một con sáo đang thời kỳ học nói. Trong những ngày chuẩn bị dọn nhà, con sáo của tôi đã bập bẹ được mấy tiếng “có khách, có khách” và “ba về, ba về” và thế là suốt ngày nó cứ nhảy nhót trong lồng và luôn miệng lặp đi lặp lại các từ đó, nghe đến điếc tai.
Mỗi lần thấy tôi lúi húi bên bể cá hoặc loay hoay với mấy con dế, anh Khánh thường bĩu môi chê tôi là “thằng nhà quê” khiến tôi tức điên lên, mặc dù suy cho cùng tôi không thể chối cãi rằng những sở thích của tôi bắt nguồn từ những tháng năm dài tôi sống với bà ngoại tôi ở dưới quê, trước khi về thành phố ở hẳn với ba mẹ tôi.
Trong tài sản của tôi, anh Khánh chỉ “chấm” mỗi con sáo. Anh thường gạ tôi đổi cho anh nhưng dù những lời đường mật của anh có ngọt ngào đến đâu và những món đồ chơi anh đem ra đổi có hấp dẫn đến bao nhiêu, tôi vẫn một mực lắc đầu. Rốt cuộc anh đành phải chấp nhận giải pháp “chơi chung”. Cái lồng sáo được treo ngay tại phòng học của hai anh em. Sau này, khi dọn về nhà mới, giải pháp “chơi chung” này bất ngờ bị đổ vỡ. Điều đó xảy ra vào một hôm, khi vừa thấy tôi đi học về, con sáo thân yêu của tôi đã vui vẻ chào tôi bằng cách rống lên tiếng “đ m” mất dạy khiến tôi hốt hoảng kinh và suýt chút nữa ngã lăn đùng ngay giữa nhà. Sau khi trấn tĩnh, tôi bắt đầu hiểu ra mọi chuyện và đoán được con sáo hiền lành của tôi đã bắt chước ngôn ngữ của ai. Vì vậy, ngay lập tức tôi tháo chiếc lồng xuống và đi một mạch ra sau vườn. Tôi trèo lên cây khế cạnh giếng nước, mắc chiếc lồng vào giữa chạc ba, cách mặt đất khoảng ba mét. Con sáo của tôi không tỏ vẻ gì phản đối việc tôi đưa nó ra đây, thậm chí nó còn nhảy nhót một cách sung sướng vì được nhìn thấy bầu trời, hoa lá, cỏ cây quen thuộc. Rồi có lẽ do không ngăn được niềm hứng khởi đang dâng lên trong lòng nên thấy tôi tụt xuống đất, sắp sửa đi vô nhà, con sáo của tôi vội vàng lên tiếng cảm ơn tôi bằng cái từ khủng khiếp kia khiến tôi phải đưa hai tay bịt tai lại.
Từ đó, con sáo sống luôn trên cây khế ngoài vườn. Còn tôi thì tìm cách “cải tạo” nó một cách vô vọng, chỉ mong rằng với thời gian, nó sẽ quên dần cái từ ngữ tai hại kia đi.

Nhưng đó là chuyện sau này. Còn vào hôm dọn nhà, con sáo của tôi vẫn còn trong sáng, miệng nói lui nói tới chỉ có hai từ “có khách, có khách” và “ba về, ba về”.
Vì niềm say mê của hai anh em tôi khác nhau như vậy nên trong quá trình thu xếp đồ chơi chuẩn bị đem theo, giữa chúng tôi đã không xảy ra một vụ đụng độ đáng kể nào. Anh Khánh lo chất các loại tàu xe vào hộp các- tông, tôi thì bận bịu với chiếc lồng chim, bể cá và các hộp diêm nhốt dế.
Chỉ đến khi mẹ tôi lôi ra từ dưới gầm giường gầm tủ và các ngóc ngách tối tăm khác những con gấu bông cũ xì, đồ gọt bút chì, chiếc ống kính vạn hoa đầy bụi thì hai anh em tôi mới nhảy xổ vào giành giựt nhau những thứ đã vứt đi ấy. Chúng tôi vừa giằng co nhau vừa tru tréo vang nhà khiến ba tôi bực mình giằng lấy mọi thứ và vứt hết vào thùng rác trước cặp mắt chẳng lấy gì làm tiếc rẻ của hai anh em tôi.
Trong khi chờ xe của cơ quan ba tôi đến chở đồ đạc đi, tôi và anh Khánh rủ nhau chơi trò rượt bắt quanh những chiếc tủ và những chiếc bàn đã được kéo ra giữa nhà. Rượt bắt chán, hai anh em tôi lại thi nhau nhảy qua những bao tải, những va- li, những hòm gỗ đủ cỡ được buộc chặt đang nằm ngổn ngang trên nền gạch.
Lợi dụng sự dễ dãi trời cho đó, anh em tôi càng hăng hái nhảy nhót tợn. Đó cũng là cách biểu lộ niềm vui của hai đứa tôi.
Qua hai lần đổi nhà trước đây, tôi hiểu rằng ngôi nhà chúng tôi sắp dọn đến chắc chắn lớn hơn và đẹp hơn ngôi nhà chúng tôi đang ở, mặc dù ba mẹ tôi không hề nói ra điều đó. Bao giờ ngôi nhà chúng tôi sắp đến cũng khang trang hơn ngôi nhà chúng tôi sắp rời bỏ. Nếu không vậy, ba mẹ tôi chẳng chạy vạy ngược xuôi lo đổi nhà làm gì, dù rằng dưới mắt tôi, ngôi nhà cũ cũng đã quá rộng và quá đầy đủ tiện nghi đối với một gia đình vỏn vẹn có bốn người như chúng tôi. Tuy vậy, như bất cứ một đứa trẻ mười bốn tuổi khác, tôi luôn luôn cảm thấy thích thú khi sắp sửa “chinh phục” một chỗ ở mới và lòng lúc nào cùng nôn nao mong ngày đó chóng đến.
Cũng nhờ kinh nghiệm của hai lần đổi nhà trước mà tôi có thể đoán chắc rằng ngôi nhà chúng tôi sắp đến ở chính là ngôi nhà mà bác Tám, thủ trưởng cơ quan của ba tôi, đã từng ở. Tôi vốn không hề chú ý gì đến công việc của người lớn nhưng có những công việc của người lớn cứ xảy ra ngay trước mắt bọn trẻ con, lặp đi lặp lại, thậm chí theo một trật tự ổn định và quen thuộc đến mức dẫu nhắm tịt mắt lại, tôi vẫn biết được mọi việc đang diễn ra chung quanh.

Chẳng hạn tôi biết chắc rằng sở dĩ bác Tám vui lòng từ giã ngôi nhà đẹp đẽ mà chúng tôi chuẩn bị dọn đến chính bởi bác vừa xin được một ngôi nhà khác đẹp đẽ hơn rất nhiều lần và rất có thể đó là một tòa biệt thự nguy nga xứng đáng với cương vị lãnh đạo của bác.
Và tôi cũng biết rằng trong khi chúng tôi dọn đến ngôi nhà cũ của bác Tám thì chú Tư, người phó thứ hai trong cơ quan sau ba tôi, sẽ vội vã dọn đến chỗ ở cũ của chúng tôi để nhường lại căn nhà cũ của mình cho nhân vật xếp kế sau chú.
Sự kế thừa trong lãnh vực nhà cửa sẽ tiếp tục diễn ra theo trình tự từ cao đến thấp như vậy, rốt cuộc người nào cũng thừa hưởng được một chỗ ở mới tốt hơn và điều tự nhiên là ai nấy đều tỏ ra hân hoan phấn khởi. Và khi niềm phấn khởi xẹp dần theo ngày tháng, bởi bản tính con người là không bao giờ bằng lòng với cái đã có, thì nhiều người, trong đó có ba tôi, lại mong cho vị lãnh đạo cao nhất trong cơ quan kiếm được một chỗ ở tốt hơn để sự hoán chuyển ba bốn bên cùng có lợi xảy ra thêm một lần nữa.
Tuy nhiên, cái chiến dịch dọn nhà vui vẻ này hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến các tầng lớp dưới. Chưa có một người nào trong số các nhân viên ở cơ quan ba tôi được hưởng ân huệ của quá trình “đôn lên” này. Họa may chỉ có một vài người thân cận với các thủ trưởng. Đa số còn lại đều nằm ngoài quá trình vận động tinh tế này.
Như cô Hương nhân viên đánh máy trong cơ quan ba tôi chẳng hạn. Hai vợ chồng và hai đứa con cả bốn, năm năm nay sống chen chúc trong một căn hộ nhếch nhác chừng chín mét vuông, thiếu cả ô- xy để thở, vậy mà sau hàng tá đơn gởi đến hội đồng phân phối nhà của cơ quan, gia đình cô vẫn chưa thoát ra được khỏi ổ chuột của mình.
Trong khi ba tôi và những người giống như ba tôi đổi hết ngôi nhà xinh xắn này đến ngôi nhà đẹp đẽ khác thì mỗi ngày sau giờ làm việc cô vẫn phải mệt mỏi dắt hai đứa con về căn hộ chật chội của mình, nơi có một ông chồng đêm nào cũng bỏ đi uống rượu vì không chịu nổi sự tù túng của căn nhà.
Dĩ nhiên, tất cả những điều tôi kể ra trên đây đối với tôi dù sao cũng là chuyện của người lớn. Nhân những lần vào chơi trong cơ quan của ba tôi, tình cờ nghe người lớn nói chuyện với nhau, hoặc có khi nghe thằng Hoành, con trai lớn của cô Hương, nhỏ hơn tôi hai tuổi, buột miệng than thở, tôi mới biết chuyện. Mặc dù người ta thì thào chẳng hay ho gì về ba tôi, tôi vẫn cảm thấy những điều họ nói không phải là không có lý. Nhưng vì tất cả những chuyện đó nằm ngoài khả năng của một đưá trẻ như tôi, trừ khả năng nhận biết, nên tôi chăng quan tâm đến chúng nhiều hơn chuyện đá dế của tôi.
Và hôm nay, trong khi chờ xe, tôi quên sạch sành sanh mọi lời dị nghị, vẫn nhảy nhót một cách thích thú như trong ngày lễ tết.
Đúng chín giờ, chiếc xe Ford xanh quen thuộc của cơ quan ba tôi trờ tới, đỗ ngay trước cổng.
Tôi và anh Khánh chạy ào ra, miệng hét to:
- Chú Hạnh! Chú Hạnh!
Chú Hạnh, tài xế chiếc xe Ford, vội vàng nhảy xuống đất, xoa đầu hai đứa tôi và lo lắng hỏi:
- Ba cháu đợi lâu không?
Tôi chẳng biết ất giáp gì, gật đầu đại:
- Lâu lắm rồi!
Nghi vậy, chú Hạnh hấp tấp rảo bước vào nhà.
Tôi và anh Khánh định quay vào thì từ trên thùng xe phía sau lục ục nhảy xuống mấy anh bảo vệ cơ quan, toàn là những người quen mặt. Tôi biết họ đến đây để khuân vác đồ đạc giúp ba tôi như những lần dọn nhà trước.
Quả vậy, lát sau tôi thấy họ khệ nệ khiêng chiếc tủ cẩm lai nặng chịch ra xe. Rồi tới chiếc tủ gõ màu cánh gián. Rồi bộ xa- lông đồ sộ.
Ba tôi đứng yên quan sát. Chỉ có mẹ tôi lúc nào cũng la hoảng:
- Nhẹ tay giùm mấy chú ơi!
- Coi chừng trầy cánh cửa tủ!
Mẹ tôi trông ngang ngó dọc, miệng hét chằm chặp, mồ hôi chảy thành giọt hai bên thái dương, trông còn vất vả hơn những người khuân vác.

Đồ đạc trong nhà tôi khá nhiều, xe phải chở làm mấy chuyến.
Mẹ tôi bảo hai anh em tôi đi chuyến đầu tiên, qua nhà mới đứng trông coi đồ đạc.
Tôi và anh Khánh nhảy cẫng lên vì khoái chí. Trước đây, chưa bao giờ hai đứa tôi được đến chơi nhà bác Tám, vì vậy đứa nào cũng nóng lòng muốn coi ngôi nhà mới nó ra làm sao.
Nhưng trước khi leo lên ca- bin ngồi cạnh chú Hạnh, tôi và anh Khánh cứ nằng nặc đòi đem theo mình cho bằng được những tài sản riêng của hai đứa tôi.
Sau một hồi quát tháo mỏi miệng nhưng không ăn thua gì, cuối cùng mẹ tôi phải bằng lòng cho anh Khánh khuân theo cái hộp các- tông đựng các loại xe cộ của anh. Còn tôi thì hí hửng xách chiếc lồng chim và nhờ chú Hạnh khuân cái bể cá đã đổ đi hơn phân nửa nước lên buồng lái, đặt ngay dươi chân tôi.
Đâu đó xong xuôi, xe bắt đầu nổ máy. Không ngoái lại nhưng tôi vẫn có thể hình dung ra ở thùng xe phía sau, các anh bảo vệ đang ngồi nhấp nhổm trên băng ghế, miệng mím lại còn tay thì ghì chặt những đồ gia dụng cồng kềnh của gia đình tôi. Chúng đã được ràng kỹ vào thành xe bằng những sợi thừng to tướng nhưng cũng như những tên tù nguy hiểm bị dẫn độ, dọc đường chúng có thể nổi khùng lên đập đầu đập cẳng vào thành xe, tự làm trầy trụa để hả dạ đứng xem mẹ tôi trách cứ những người áp tải dai dẳng như thế nào.

Hóa ra ngôi nhà mới không nằm xa chỗ ở cũ của chúng tôi là bao. Xe quẹo qua hai ngã tư là tới nơi.
Đó là một ngôi nhà gạch đúc hai tầng khá đẹp, nằm kế một con hẻm nhỏ. Mặt tiền nhà có bề ngang tương đối rộng. Phía trước có một khoảng sân không lớn lắm. Nền sân rải rác những ô tròn phủ một lớp đất sẫm và ướt. Tôi đoán đó là những chỗ trước đây bác Tám đặt những chậu hoa kiểng và khi dọn nhà đi bác đã đem theo.
Phía sau nhà là một khu vườn không rộng lắm nhưng khá dài, trồng nhiều loại cây ăn trái như mít, ổi, mận, khế…Những cây này khá lớn, ít ra cũng khoảng sáu, bảy tuổi trở lên, có lẽ do những người chủ xa xưa của chúng trồng. Khi chúng tôi đến, chắc là do gặp tháng trái mùa nên trên cây chẳng có trái gì ăn được. Ổi thì lưa thưa vài trái, trái lại nhỏ. Khế mới ra hoa. Chỉ có mận là trái hơi to to nhưng chắc còn chua. Những bụi chuối xum xuê nơi cuối vườn, cây thì mới trổ bắp, cây thì trĩu buồng nhưng trái còn xanh.
Khu vườn được rào xung quanh bằng các dây kẽm gai chăng trên những cọc sắt và cọc gỗ cắm xen kẽ, trên đó bò um tùm và hỗn độn một loại dây leo mà tôi không biết tên. Dãy hàng rào bù xù đó khiến cho khu vườn vốn đã đầy cây cối và cỏ dại càng thêm rậm rạp. Hiện trạng củ khu vườn chứng tỏ trước đây bác Tám chẳng quan tâm gì đến việc sửa sang mảnh đất phía sau này, có thể vì bác nghĩ mình chẳng an cư ở đây lâu.
Thú thật là tôi rất thích khu vườn này. Ngay từ lần đầu tiên đặt chân ra vườn, tôi đã vô cùng ngạc nhiên và xúc động khi nhìn thấy khung cảnh quen thuộc mà tôi nghĩ sẽ chẳng bao giờ gặp lại khi giã từ quê ngoại. Những cây khế vẫy những chiếc lá mảnh mai, những cây ổi vẫy những chiếc lá đậm chắc, còn những cây chuối thì vẫy những chiếc lá to như tai voi, tất cả cây cối trong vườn đều vẫy chào tôi với vẻ mừng rỡ thân thiện và tôi cũng vẫy tay chào lại chúng, lòng hân hoan khôn tả.
Sau khi ngồi bệt xuống bãi cỏ nghỉ mệt sau chuyến dọn nhà mặc dù tôi chẳng phải động tay động chân gì mấy tí, tôi đứng dậy lững thững dạo bước khắp vườn, vừa đi vừa căng ngực hít thở mùi cỏ dại và mùi đất ẩm hệt như đứa con khát khao thưởng thức mùi sữa mẹ, mặc dù thỉnh thoảng vẫn bị xộc vào mũi mùi xăng nhớt từ đâu tít ngoài đường lẩn thẩn bay vào.
Đang bước đi thơ thẩn dọc hàng rào cuối vườn, bất chợt tôi kêu lên một tiếng kinh ngạc. Trước mắt tôi, cạnh gốc khế là một cái giếng đá cũ xưa hệt như những cái giếng làng. Thành giếng thấp, lại phủ đầy rêu xám, đứng từ xa không thể nào nhìn thấy, nhất là tầm mắt bị khuất sau những vòm lá lúc nào cũng đong đưa.
Tôi bước lại ngồi trên thành giếng, dòm xuống. Nước giếng trong, bập bềnh bông khế và lấp lánh những giọt nắng rụng xuyên qua kẽ lá. Thỉnh thoảng một cơn gió thoảng qua, những bông khế lại lác đác rơi bám trên tóc tôi, một số khác rơi vào lòng giếng khiến mặt nước khẽ xao động và tôi cứ ngẩn người ngắm những vòng tròn glăn tăn xuất hiện và đuổi bắt nhau đến tận vách giếng, lòng bỗng thấy xao xuyến không cùng.

Cho đến khi rảo bước vào nhà, tôi vẫn bâng khuâng tự hỏi không hiểu người ta đào cái giếng này để làm gì trong khi ở thành phố nguồn nước máy quá ư thừa thãi. Nhưng rồi ngay sau đó tôi tự giải đáp rằng cái giếng này có lẽ được dùng vào việc tưới cây trong vườn. Và tôi tạm bằng lòng với cách giải thích của mình.
Khi tôi vào đến nhà, ba mẹ tôi đà có mặt. Nhìn đồ đạc bày la liệt trước sân, tôi đoán là mọi thứ của ngôi nhà cũ đã dược chuyển hết qua đây.
Các anh bảo vệ đang lăng xăng khiêng đồ đạc vào các phòng và kê dọn lại theo sự sắp xếp của mẹ tôi.
Đang bận rộn hướng dẫn các anh bảo vệ, chợt nhìn thấy tôi lò dò đi tới, mẹ tôi mắng ngay:
- Thằng quỷ con, từ nãy đến giờ mày biến đi đâu?
Tôi chỉ tay ra phía sau:
- Con chơi sau vườn.
Mẹ tôi nhăn mặt:
- Ngoài đó có gì mà chơi! Mày với thằng Khánh phải có mặt ở đây, xem thử bố trí phòng ốc thế nào để còn nhờ các anh đem giùm đồ đạc vào nữa chứ!
Bị mẹ mắng, tôi im re. Anh Khánh chạy lại nắm tay tôi kéo đi:
- Tao với mày lên lầu đi! Phòng của tao và mày ở trên này.
Như được giải thoát, tôi vội vàng đi theo anh Khánh. Chúng tôi băng qua hai căn phòng khá rộng – anh Khánh bảo đó là phòng khách và phòng ăn của chúng tôi – rồi leo lên một cầu thang hình vòng cung nằm sát tường.
Tầng lầu cũng khá rộng, có ba phòng nối tiếp nhau. Phía trước là một sân thượng xinh xắn, có lan can bằng sắt bao quanh. Theo lời anh Khánh, căn phòng đầu tiên, có cửa mở ra sân thượng là căn phòng của ba mẹ, hai căn phòng còn lại là của hai đứa tôi.
Nói xong, anh nhìn tôi bảo:
- Bây giờ tao với mày bốc thăm. Tao xé hai mẩu giấy, ghi số 1 và 2. Đứa nào bốc nhằm số 1 thì ở phòng giữa, đứa nào bốc nhằm số 2 thì ở phòng sát phía sau. Mày chịu không?
Tôi không nói chịu hay không, mà hỏi lại:
- Nhưng anh thì anh thích ở phòng nào?
Anh Khánh khịt mũi:
- Tao hả? Tao thích ở phòng giữa.
Tôi gật đầu liền:
- Vậy thì anh ở phòng giữa đi! Em ở phòng đằng sau cho!
Anh Khánh tỏ vẻ ngạc nhiên:
- Bữa nay sao mày tử tế quá vậy! Bộ mày không thích ở phòng giữa hả?
Tôi thừa nhận:
- Ừ. Em thích phòng phía sau hơn.
Anh Khánh tò mò:
- Phòng đó có gì mà thích?
- Có…có cửa sổ trông ra vườn.
Anh Khánh càng thắc mắc:
- Mày trông cái gì ngoài đó?
Tôi ấp úng:
- Thì trông…cây.
Anh Khánh tỏ vẻ thất vọng trước lý do tầm thường của tôi. Anh nhún vai:
- Hừ, tưởng gì! Nếu chỉ có mỗi cái khoản trông cây thì ở phòng giữa khoái hơn nhiều!
Tôi ra vẻ hiểu biết:
- Ở phòng giữa ấm hơn chứ gì!
- Ừ thì ấm hơn. Nhưng cái quan trọng là ở phòng giữa đỡ phải sợ…ma. Ban đêm nằm ngủ, hai bên đều có người.
Nghe anh Khánh nói, tôi đâm chột dạ và bất giác đưa mắt nhìn ra vườn. Hồi ở dưới quê, tôi nghe chuyện ma riết cũng đâm sợ. Về thành phố một thời gian, sống giữa bầu không khí náo nhiệt, điện đóm sáng choang, xe cộ ầm ầm suốt ngày, tôi quên béng chuyện ma cỏ. Bây giờ bỗng nhiên nghe anh Khánh nhắc, tôi cũng hơi hồi hộp.
Nhưng khu vườn trước mắt tôi hiền lành xiết bao. Nhìn ngắm những vòm lá xanh tươi lấp lánh dưới ánh nắng một lát, tôi dần dần yên tâm trở lại. Tôi nói với anh Khánh, giọng nhẹ nhõm:
- Vậy là em ở phòng sau hén?
Tất nhiên anh Khánh không phản đối. Thậm chí tôi còn đọc được trong đôi mắt anh sự thán phục đối với tính gan lì của tôi.
Thỏa thuận xong, hai đứa tôi rủ nhau đi coi phòng.
Phòng tôi và phòng anh Khánh giống hệt nhau. Căn nào cũng xinh xắn và rộng rãi, thừa chỗ để kê giường, tủ và bàn học. Hai căn phòng chỉ khác nhau một điểm duy nhất: cửa sổ phòng anh Khánh mở ra con đường hẻm cạnh nhà, còn cửa sổ phòng tôi thì mở ra khu vườn xanh ngát phía sau.
Hai anh em vừa dọ dẫm quanh phòng vừa sờ tay lên bức tường mát rượi, miệng trầm trồ thích thú. Như vậy là kể từ hôm nay, mỗi đứa tôi sẽ có một căn phòng riêng, hệt như người lớn. Chúng tôi sẽ ngủ trên những chiếc giường riêng của mình, mặc tình lăn qua lăn lại, xoay ngang xoay dọc, khỏi sợ làm phiền ai. Sẽ không còn tình trạng người này nằm ngủ gác chân lên mặt người kia và suốt đêm cứ vang lên chằm chặp tiếng la lối vì những cú giật mền thô bạo.

Chỉ có khoản học là chúng tôi phải học chung trong căn phòng dưới nhà, nơi mà anh Khánh bắt tôi phải treo chiếc lồng sáo ở đó để “chơi chung”. Theo ý kiến của ba tôi, hai người học chung với nhau bao giờ cũng hứng thú hơn là một người, đồng thời hai anh em tôi có cơ hội kiểm soát lẫn nhau để nếu có đứa nào ngủ gục hoặc trốn học chuồn đi chơi thì đứa kia báo lại cho ba tôi.
Trong khi hai đứa tôi còn loay hoay trong phòng thì các anh bảo vệ đã khiêng đồ đạc lên tới. Có tiếng hỏi to ngoài cửa:
- Cái tủ này đem vào phòng nào đây?
Tôi và anh Khánh tức tốc chạy ra.
Thấy chiếc tủ đứng chắn ngang cửa, anh Khánh chỉ tay về phía phòng tôi:
- Cái tủ này của thằng Kha, khiêng vô phòng kia!
Rồi nhác thấy cái bàn của mình vừa ló lên khỏi cầu thang, anh ngoắc lia:
- Đem lại đây! Khiêng cái bàn đó vô phòng này!
Trong khi anh Khánh đang sai khiến các anh bảo vệ theo phong cách “chỉ huy” của mẹ tôi, tôi chạy ù xuống nhà. Tôi sực nhớ đến cái bể cá và chiếc lồng sáo của mình. Từ khi dọn nhà qua đây đến giờ, tôi quên bẵng việc thay nước cho những con cá yêu quí của tôi, chẳng hiểu chúng đã bị chết ngạt chưa.
Như để làm dịu bớt nỗi lo của tôi, vừa thấy tôi đến bên cạnh, những con cá khôn ngoan kia liền quẫy mạnh chiếc đuôi đẹp đẽ của mình và lượn lờ bơi qua bơi lại trong bể nước cạn. Còn con sáo láu lỉnh thì nhảy nhót quanh lồng với vẻ mừng rỡ, thậm chí nó còn bám cả lên vách lồng với tư thế nghiêng người, miệng tía lia “có khách, có khách”, “ba về, ba về” khiến các anh bảo vệ vừa từ trên lầu đi xuống phải đảo mắt ngó quanh.
Lát sau, anh Khánh hộc tốc chạy xuống. Có lẽ cũng như tôi, trong khi sắp xếp đồ đạc và bài trí căn phòng, anh sực nhớ đến thùng đồ chơi của mình.
Y vậy, vừa xuống khỏi cầu thang, anh lao ngay đến thùng c

Lên Đầu Trang



Bạn đang xem

Bạn có thể Chia Sẻ bài viết này lên FaceBook
U-ON
Bộ đếm
VỀ TRANG CHỦ
TruyenVOZ.Hexat.Com
Tags: http://truyenvoz.hexat.com/truyen-teen/thien-than-nho-cua-toi/1
SEO : Bạn đến từ : ....................... .