Lamborghini Huracán LP 610-4 t
> >
Phân tích đoạn đầu bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Phân tích đoạn đầu bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng


Đăng: Huy's Sirô
Lượt xem:

Phân tích đoạn đầu bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Phân tích đoạn đầu bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng cho các bạn tham khảo rất hay và đúng. Hihi.

Phân tích đoạn đầu bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng
Tải ảnh gốc

Trong Tây Tiến của Quang Dũng, đoạn đầu bài thơ chính là một bức tranh chân thực nhất về cuộc sống của những người lính trong quân đoàn Tây Tiến, họ đã vượt qua bao nhiêu khó khăn trở ngại bằng nghị lực phi thường và niềm lạc quan mạnh mẽ của những con người trẻ tuổi.

 

Phân tích đoạn đầu bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng
Tải ảnh gốc


 

Đề bài: Phân tích đoạn đầu bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Bài làm:

"Đoàn vệ quốc quân 1 lần ra đi nào có mong chi đâu ngày trở về. Ra đi ra đi bảo tồn sông núi, ra đi ra đi thà quyết không lui". Vâng! Đã có bao đoàn vệ quốc quân ra đi như thế, biết bao người lính đã "quyết tử cho tổ quốc quyêt sinh" để rồi "dòng tên anh khắc vào núi đá" khắc sâu vào tâm khảm của những thế hệ con người việt nam với dáng đứng đã tạc vào thế kỉ. Văn học với sứ mệnh thiêng liêng của nó đã khắc họa một cách vĩnh cửu vào tâm hồn người đọc hình ảnh những người con anh hùng của đất nước đã ngã xuống vì nền độc lập của Tổ quốc trong suốt trường kỳ lịch sử. Mà lật dở lại những trang lịch sử vàng của một thời chiến đấu oanh liệt được viết lên bằng những trang thơ của dân tộc Việt Nam.Người ta sẽ còn không quên nhắc đến cái tên Tây Tiến của quang Dũng.Đặc biệt là những hình ảnh trong đoạn thơ mở đầu:

Sông mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rùng núi nhớ chơi vơi
....
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em cơm nếp xôi


Chỉ mới bắt đầu bài thơ đã là tiếng gọi tha thiết ".. Tây Tiến ơi!"đã bật lên bởi một nỗi nhớ sâu sắc, cồn cào,vang lên tha thiết như tiếng gọi người thân yêu. Từ cảm"ơi!"bắt vần với từ láy"chơi vơi"tạo nên âm hưởng câu thơ sâu lắng, bồi hồi, ngân dài, từ lòng người vọng vào thời gian năm tháng, lan rộng lan xa trong không gian,cảm giác về một nỗi nhớ da diết, mêng mang lan mãi đến từng nhịp đập của trái tim nơi người đọc. Nỗi nhớ tạo nguồn cảm xúc giúp nhà thơ xóa dần sương khói của thời gian, không gian xa vời vợi. Để làm hiện lên trong tâm tưởng của những kỉ niệm đã gắn bó với cuộc đời của tác giả:

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi !
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi


Với thủ pháp "lắng dần"của điện ảnh tác gải đã để hình ảnh Sông Mã là hình ảnh đầu tiên gọi về nỗi nhớ. Để rồi dòng sông Mã mờ dần cho dòng cảm xúc miên man nhớ về Tây Bắc choáng ngợp tâm hồn nhà thơ: "Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi !"

Câu thơ như tiếng gọi chân thành, tha thiết xuất phát từ trái tim và tâm hồn người thi sĩ. Bằng cách sử dụng câu cảm thán và thủ pháp nghệ thuật nhân hoá, câu thơ trở nên đẹp diệu kỳ. Đó là âm hưởng ngân lên từ những chữ  "xa rồi"và chữ "ơi"đầy cảm xúc nhớ thương Câu thơ vang lên như một lời bộc bạch lại như một lời gọi. Nỗi nhớ thương nỗi nhớ như nén chặt, bỗng trào dâng.Trong đó ấn chứa cả sự nhớ nhung, tiếc nuối. Câu thơ 7 chữ mà có 4 chữ là tên riêng, đó cũng là lời gửi chốn về nỗi nhớ: Vùng đất miền Tây mà con sông Mã đã trở thanh biểu tượng mỗi lần người ta nhắc đến mảnh đất của chiến trường chiến đấu oanh liệt của bao đứa con của Tổ quốc nhìn lại ngậm ngùi."Sông Mã"ko đơn thuần là 1 con sông – nơi đã từng là địa bàn hoạt động của đoàn quân Tây Tiến – mà nó đã trở thành 1 hình ảnh hiện hữu, 1 chứng nhân lịch sử trong suốt cuộc đời người lính Tây Tiến với bao nỗi vui buồn, máu hoa,được mất.
Và đoàn quân Tây Tiến"nhớ Tây Tiến"là nhớ đến một thời gian chiến đầu đầy kỉ niệm gắn với tên đất, tên sông khó phai mờ. Thời gian chiến đấu ấy con sông Mã cũng giống như một đồng chí, ngươi bạn đường từng chứng kiến và chia sẻ bao nỗi buồn vui của người lính Tây Tiến. Ba chữ "Tây Tiến ơi"cất lên như một tiếng gọi khẽ lay động tâm hồn người đọc."Tây Tiến"ko chỉ để gọi tên 1 đơn vị bộ đội mà nó đã trở thành 1 người bạn "tri âm tri kỉ"để nhà thơ giãi bày tâm sự. Làm nỗi nhớ gọi nỗi nhớ đưa nhà thơ vào một trạng thái đặc biệt:

Nhớ về rừng nuí nhớ chơi vơi

Câu thơ thứ 2 với điệp từ"nhớ"được lặp lại 2 lần đã diễn tả nỗi nhớ như 1 cơn thác lũ tràn vào tâm trí đẩy ông vào trạng thái bồng bềnh, hư ảo. "Nhớ chơi vơi"là nỗi nhớ không định hình,chập trờn hư thực, vừa tha thiết, thường trực, vừa mênh mang, đầy ám ảnh, vừa mở ra không gian tiềm thức vừa như gọi ra không gian trập trùng của núi đèo rộng lớn. Cách hiệp vần"ơi"làm câu thơ như ngân vang, phù hợp với biên độ của cảm xúc  nỗi nhớ trải dài và rộng từ cảnh vật đến con người - Từ sông Mã, núi rừng Tây Bắc đến đồng đội, đồng chí và đoàn binh Tây Tiến. Vì gắn bó yêu thương, cùng vào sinh ra tử và lại"nay đã xa rồi"nên mới có nỗi nhớ da diết triền miên như thế giống như những câu ca dao của Việt Nam còn mãi:

Ra về nhớ bạn chơi vơi
Nhớ chiếu bạn trải
Nhớ chăn bạn nằm


Nếu hai câu đầu với cách dùng từ chọn lọc, gợi hình gợi cảm đã mở cửa cho nỗi nhớ trào dâng mãnh liệt trong tâm hồn nhà thơ. Thì đến với hai câu thơ tiếp theo độc giả lại là hình ảnh đoàn quan Tây Tiến nhơ mờ ảo, ẩn hiện trong sưong khói,nơi những địa danh lạ:

Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi


Hai câu thơ vừa tả thực, vừa sử dụng bút pháp lãng mạn. Quang Dũng đã liệt kê hàng loạt các địa danh như: Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông … gợi ra đia bàn rộng lớn những cái tên mang âm hưởng của rừng núi hoang vu.Nhưng được nhắc đến với bao nhiêu kỉ niệm yêu thương. Những địad anh này đã từng gắn bó thân thiết với kỉ niệm của nhà thơ. Ngaòi ra nó còn gợi cho chúng ta cảm giác đầy là những vùng heo hút, xa xôi của chốn núi rừng sâu, rừng thẳm.Núi rừng Tây Bắc đẹp hùng vĩ mà dữ dội, một vùng đất có địa hình hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt, nơi rừng thiêng nước độc. Có những đêm dài hành quân người lính Tây Tiến vất vả đi trong đêm dày đặc sương giăng, ko nhìn rõ mặt nhau."Đoàn quân mỏi "nhưng tinh thần không mỏi". Bởi ý chí quyết tâm ra đi vì Tổ quốc đã làm cho những trí thức Hà thành yêu nước trở nên kiên cường, bất khuất hơn. Quang Dũng đã rất tài tình khi đưa hình ảnh"sương"vào đây để khắc hoạ rõ hơn sự khắc nghiệt cuả núi rừng Tây Bắc trong những đêm dài lạnh lẽo. Cũng miêu tả về "sương", Chế Lan Viên cũng đã viết trong "Tiếng hát con tàu":

Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ
Nơi nao qua lòng lại chẳng yêu thương


Các chi tiết "sương lấp" và "đêm hơi" gợi tả cảnh đoàn binh Tây Tiên hành quân trong biển sương mù dày đặc, trong màn đêm hoi núi gió rét căm căm đương lấp cả đường đi, lấp dáng người trong mờ mịt.. Nhưung dù có mỏi mệt vì thiên nhiên khắc nghiệt của núi rừng, vẫn thưởng thức hương thơm của các làoi hoa: "Mường Lát hoa về trong đêm hơi"
Bốn câu thơ tiếo theo là hình ảnh núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, hiểm trở và dữ dội hiện lên trong nỗi nhớ như một bức tranh hùng tráng. Mà theo cách nói của Xuân Diệu "Thi trung hữu họa":

Trang: 12
Tags:

Phân tích đoạn đầu bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

,

Phân tích đoạn đầu bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

, Phân tích đoạn đầu bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, Phân tích đoạn đầu bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng
Có ích thì xin 1 like nha :)
[ LIKE - DISLIKE ]
vote
/ - phiếu
Cùng Chuyên Mục
Bạn đang xem

Bạn có thể Chia Sẻ bài viết này lên FaceBook
U-ON
Bộ đếm
VỀ TRANG CHỦ
TruyenVOZ.Hexat.Com
SEO : Bạn đến từ : ....................... .